Pages - Menu
Wednesday, August 30, 2017
Cảnh Mơ Suối Yến
Tuesday, August 22, 2017
Vẫn Nhớ Tịnh Biên
Monday, August 21, 2017
Ôm Hận
(Họa bài thơ Đợi Chờ của anh Lộc Bắc)
Vắng bóng cô em từ dạo ấy,
Để buồn cho những khách sang sông.
(Nguyễn Bính)
Em vẫn chờ ai ở bến sông
Trải bao năm tháng vẫn chưa chồng
Đã nguyện trao anh dòng lá thắm
Thì giữ trong tim sợi chỉ hồng
Gốc đa bến lặng nhung và nhớ
Chân trời quê cũ ngóng cùng trông
Mùa thu trờ lại người không lại
Chờ nhau ấp ủ chút hương nồng
Thanh Lam (30-11-13)
Friday, August 18, 2017
Nhãn Nhi mỵ - Tống Huy Tông
眼兒媚 - 宋徽宗 Nhãn Nhi
Mỵ - Tống Huy Tông
玉京曾憶昔繁華, Ngọc kinh tằng ức tích phồn hoa,
萬裏帝王家. Vạn lý đế vương gia.
瓊林玉殿, Quỳnh
lâm ngọc điện,
朝喧弦管, Triêu
huyên huyền quản,
暮列笙琶. Mộ liệt sinh bà.
花城人去今蕭索, Hoa thành
nhân khứ kim tiêu tác,
春夢繞胡沙. Xuân mộng nhiễu Hồ sa.
家山何處, Gia
sơn hà xứ,
忍聽羌笛, Nhẫn
thinh Khương địch,
吹徹梅花. Xuy triệt mai hoa.
X B X T T B B vận
X T T B B vận
X B X T cú
X B X T cú
X T B B vận
X B X T B B T cú
X T T B B vận
X B X T cú
X B X T cú
X T B B vận
B: bình thanh; T: trắc thanh;
X: bất luận; cú: hết câu; vận: vần
1 Nhãn Nhi Mỵ - Cựu
Phồn Hoa
Kinh đô nhớ mãi cảnh phồn
hoa,
Muôn dặm đế vương gia.
Rừng quỳnh điện ngọc,
Sáng vang khúc sáo,
Chiều dạo cung đàn.
Thành hoa người mất nay xơ
xác,
Xuân mộng trải nơi xa.
Quê hương đâu nhỉ,
Nén nghe sáo giặc,
Thổi hết mai hoa.
2- Cựu Phồn Hoa
Từng nhớ cựu phồn hoa,
Nơi kinh đô ngọc ngà.
Vương gia cách vạn lý,
Điện ngọc rừng quỳnh xa.
Buổi sớm mai huyên náo,
Tiếng đàn sáo xướng ca,
Buổi chiều bầy nhạc cụ,
La liệt sênh, tỳ bà.
Thành phố đầy hoa nở,
Người đi hoa quạnh hiu.
Xuân về trong giấc mộng,
Trên đất Hồ phiêu lưu.
Sông núi mình xa lắc,
Tâm tình buồn nát tan.
Nén lòng nghe sáo giặc,
Thổi khúc mai hoa tàn.
Thursday, August 17, 2017
Bộ Hòa
Phượng Cầu Hoàng - Tư Mã Tương Như
時未遇兮無所將, Thời vị ngộ hề vô sở tương,
有豔淑女在閨房, Hữu diễm thục nữ tại khuê phòng,
何緣交頸爲鴛鴦, Hà duyên giao cảnh vi uyên ương,
Vào đời Đường, Tống (gần 1000 năm sau), bài nhạc "Phượng Cầu Hoàng" được xuất bản và cho là của Tư Mã Tương Như đàn hát trong nhà Trác Vương Tôn. Thực ra không có gì là chính xác.
Bản dịch của Ngô Tất Tố: