Tuesday, July 4, 2017

Phiếm Luận về Thơ Đường Luật

Phiếm Luận về Thơ Đường Luật (có áp dụng luật "Nhất Tam Ngũ Bất Luận")

Một bài thơ Đường Luật có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ.
Những câu ở hàng chẵn và câu đầu tiên có cùng vần là chữ cuối cùng.
Vần có thể là thanh bằng hay thanh trắc.
Câu đầu tiên có thể không áp vần.
Chữ cuối cùng của những câu ở hàng lẻ sẽ không áp vận và được gọi là "cú".
Chữ cuối cùng của câu số 1 sẽ là vần hay cú.
Thanh âm của "cú" sẽ đối nghịch với thanh âm của "vần". Thí dụ: vần là bằng thì cú sẽ là trắc và ngược lại.
7 chữ của 1 câu được chia ra làm 4 "khổ".
Khổ một gồm chữ 1 và 2.
Khổ hai gồm chữ 3 và 4.
Khồ ba gồm chữ 5 và 6.
Còn lại chữ thứ 7 sẽ làm 1 khổ. Đây là khổ vần hay khổ cú.
Một khổ sẽ là khổ bằng nếu chữ thứ 2 của khổ này là thanh bằng.
Một khổ sẽ la khổ trắc nếu chữ thứ 2 của khổ này là thanh trắc.
Chữ thứ 1 của 1 khổ tức là chữ thứ 1, thứ 3, thứ 5 của 1 câu sẽ không có ảnh hưởng.
Nếu khổ một của câu đầu tiên là khổ bằng thì bài thơ này được gọi là "Bằng Khởi".
Ngược lại nếu là khổ trắc thì bài thơ này được gọi là "Trắc Khởi".
Hai khổ liền nhau phải khác nhau về thanh âm. Thí dụ: khổ một là khổ bằng thì khổ hai sẽ phải là khổ trắc và khổ 3 sẽ là khổ bằng.

Ngoài ra còn có luật Đối và luật Niêm.

Thí dụ: Bài thơ Thăng Long Hoài Cổ của Bà Huyện Thanh Quan sẽ như sau:

(Trắc Khởi)        Câu 1: Khổ trắc     Khổ bằng   Khổ trắc        Vần bằng
(Đối câu 1)         Câu 2: Khổ bằng   Khổ trắc     Khổ bằng      Vần bằng
(Niêm câu 2)      Câu 3: Khổ bằng   Khổ trắc     Khổ bằng      Cú trắc
(Đối câu 3)         Câu 4: Khổ trắc     Khổ bằng   Khổ trắc        Vần bằng
(Niêm câu 4)      Câu 5: Khổ trắc     Khổ bằng   Khổ trắc        Cú trắc
(Đối câu 5)         Câu 6: Khổ bằng   Khổ trắc     Khổ bằng      Vần bằng
(Niêm câu 6)      Câu 7: Khổ bằng   Khổ trắc     Khổ bằng      Cú trắc
(Đối câu 7          Câu 8: Khổ trắc     Khổ bằng   Khổ trắc        Vần bằng
và Niêm câu 1)

Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Thành cũ lâu đài bóng tịch dương,
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ.
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường 


Thí dụ 2: Bài thơ Thu Điếu của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến:

(Bằng Khởi)       Câu 1: Khổ bằng     Khổ trắc     Khổ bằng     Vần bằng
(Đối câu 1)         Câu 2: Khổ trắc      Khổ bằng    Khổ trắc       Vần bằng
(Niêm câu 2)      Câu 3: Khổ trắc      Khổ bằng    Khổ trắc       Cú trắc
(Đối câu 3)         Câu 4: Khổ bằng     Khổ trắc     Khổ bằng     Vần bằng
(Niêm câu 4)      Câu 5: Khổ bằng     Khổ trắc     Khổ bằng     Cú trắc
(Đối câu 5)         Câu 6: Khổ trắc      Khổ bằng    Khổ trắc       Vần bằng
(Niêm câu 6)      Câu 7: Khổ trắc      Khổ bằng    Khổ trắc       Cú trắc
(Đối câu 7          Câu 8: Khổ bằng     Khổ trắc   Khổ bằng      Vần bằng
và Niêm câu 1)
  
1                          Ao thu lạnh lẽo nước trong veo ,
2                           Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
3                            Sóng biếc theo làn hơi gợn tí ,
4                            Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
                               Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
                                Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
                                Tựa gối ôm cần lâu chẳng được ,
                                Cá đâu  đớp động dưới chân bèo

Thí dụ 3: Bài Ký Lý Đam Nguyên Tích của Vi Ứng Vật

韋應物 寄李儋元錫
去年花裏逢君別,今日花開又一年。
世事茫茫難自料,春愁黯黯獨成眠。
身多疾病思田裏,邑有流亡愧俸錢。
聞道欲來相問訊,西樓望月幾回圓。

Vi Ứng Vật ký Lý Đam Nguyên Tích
Khứ niên hoa lý phùng quân biệt,
Kim nhật hoa khai hựu nhất niên.
Thế sự mang mang nan tự liệu,
Xuân sầu ảm ảm độc thành miên.
Thân đa tật bệnh tư điền lý,
Ấp hữu lưu vong quý bổng tiền.
Văn đạo dục lai tương vấn tấn,
Tây lâu vọng nguyệt kỷ hồi viên.

(Bằng Khởi)       Câu 1: Khổ bằng     Khổ trắc     Khổ bằng     cú trắc 
.......................................................................................(không áp vận)  

(Đối câu 1)         Câu 2: Khổ trắc      Khổ bằng    Khổ trắc      Vần bằng
(Niêm câu 2)      Câu 3: Khổ trắc      Khổ bằng    Khổ trắc      Cú trắc
(Đối câu 3)         Câu 4: Khổ bằng     Khổ trắc     Khổ bằng    Vần bằng
(Niêm câu 4)      Câu 5: Khổ bằng     Khổ trắc     Khổ bằng    Cú trắc
(Đối câu 5)         Câu 6: Khổ trắc      Khổ bằng    Khổ trắc      Vần bằng
(Niêm câu 6)      Câu 7: Khổ trắc      Khổ bằng    Khổ trắc       Cú trắc
(Đối câu 7          Câu 8: Khổ bằng     Khổ trắc   Khổ bằng      Vần bằng
và Niêm câu 1)

Chú Thích:
1- Lý Đam: tự là Nguyên Tích, bạn của Vi Ứng Vật
2- Hoa lý: trong bụi hoa, dưới giàn hoa.
3- Mang mang: mơ hồ không đích xác. 
4- Xuân sầu: mùa xuân đến đem cho tác giả 1 nỗi buồn.
5- Ảm ảm: buồn bã, ảm đạm.
6- Độc thành miên: cô độc làm thành giấc ngủ. 
7- Tư điền lý: tưởng nhớ quê hương.
8- Ấp: thành ấp, chỗ tác giả đang ở.
9- Lưu vong: chỉ dân chúng ly tán đào vong, trôi giạt.
10- Quý bổng tiền: cảm thấy hổ thẹn vì ăn bổng lộc của quốc gia mà không làm cho dân được an định.
11- Văn đạo: nghe nói rằng. Vấn tấn: thăm hỏi.

Kết luận: như vậy chỉ cần biết "Bằng khởi" hay "Trắc khởi" mình có thể suy ra các thanh âm bằng, trắc của toàn bài thơ mà không phải tìm đến bảng BBTT...

Chúc lành,
HHD


0 comments:

Post a Comment