Sunday, June 2, 2019

Mãn Giang Hồng - Liễu Vĩnh

滿江紅 - 柳永 Mãn Giang Hồng - Liễu Vĩnh

暮雨初收,                   Mộ vũ sơ thu,

長川靜、征帆夜    Trường xuyên tĩnh, chinh phàm dạ lạc.

臨島嶼、蓼煙疏淡,    Lâm đảo tự (dư, dữ), liệu yên sơ đạm,

葦風蕭                   Vi phong tiêu tác.

幾許漁人飛短艇,        Kỷ hứa ngư nhân phi đoản đĩnh,

盡載燈火歸        Tận tái đăng hỏa quy thôn lạc.

遣行客、當此念回程, Khiển hành khách, đương thử niệm hồi trình.

                       Thương phiêu bạc.

 

桐江好,                       Đồng giang hảo,

煙漠                       Yên mạc mạc.

波似染,                       Ba tự nhiễm,

山如                       Sơn như tước.

繞嚴陵灘畔,                Nhiễu Nghiêm Lăng than bạn,

鷺飛魚                   Lộ phi ngư dược.

遊宦區區成底事,        Du hoạn khu khu thành để sự,

平生況有云泉        Bình sinh huống hữu vân tuyền ước.

歸去來、一曲仲宣吟, Quy khứ lai, nhất khúc Trọng Tuyên ngâm,

從軍                       Tùng quân nhạc.

 

Chú Thích

1- Mãn giang hồng 滿江紅: tên từ điệu, tên cũ là “Thượng giang hồng 上江虹”, gồm 93 chữ, đoạn trước 8 câu và 4 trắc vận, đoạn sau có 10 câu và 5 trắc vận. Cách luât:

 

X T B B cú

X X T, X B X T vận

X X X, X B X T cú

X B B T vận

X T X B B T T cú

X X X T B B T vận

T X X, X T T B B cú

B B T vận

 

B X T cú

B X T vận

B X T cú

B B T vận

X X X X X cú

X X B T vận

X T X B B T T cú

X B X T B B T vận

X X X, X T T B B cú

B B T vận

 

B: bình thanh, T: trắc thanh, X: bất luận, cú: hết câu, vận: vần.

 

2- Trường xuyên tĩnh 長川靜: một giải sông dài yên tĩnh.

3- Chinh phàm 征帆: Buồm giăng trên thuyền viễn hành.

4- Lạc :  chỗ dừng chân, nơi lưu lại.

5- Đảo tự 島嶼: hòn đảo nhỏ.

6- Liệu = thủy liệu 水蓼: 1 loại cây sinh trưởng ở bờ nước, có người gọi là rau đắng.

7- Liệu yên 蓼煙: sương khói bao phủ đám cây liệu ven bờ  nước (rau đắng?).

8- Sơ đạm 疏淡: thưa và nhạt.

9- Vi phong 葦風: gió thổi vào bông lau.

10- Tiêu tác 蕭索: tiếng gió thổi vi vút.

11- Kỷ hứa 幾許: có vài cái.

12- Đoản đĩnh 短艇: thuyền nhỏ.

13- Tận tái 盡載: chở đầy, full load.

14- Khiển : khiến, sai khiến.

15- Hành khách 行客: tác giả tự chỉ mình.

16- Hồi trình 回程: đường về nhà.

17- Thôn lạc 村落: thôn xóm.

18- Phiêu bạc 漂泊: phiêu lưu 漂流 và đình bạc 停泊, ý nói nay đây mai đó, không có chỗ ở nhất định.

19- Đồng giang 桐江: tên sông, tên khác là Phú xuân giang 富春江, nay ở tỉnh Chiết giang, TH.

20- Mạc mạc 漠漠: dày đặc, liên miên, yên tĩnh tịch mịch.

21- Nghiêm lăng than 嚴陵灘: bến nghiêm lăng, còn có tên là nghiêm than 嚴灘 hay Nghiêm lăng lại 嚴陵瀨, ở bên cạnh sông Đồng giang.

22- Du hoạn 遊宦: vào thời xuân thu chiến quốc, từ này chỉ những người đi tứ xứ để mưu cầu làm quan, về sau chữ này phiếm chỉ những người làm quan mà đi phiêu đãng.

23- Khu khu 區區: chức quan nhỏ, lời nói tự khiêm.

24- Để sự 底事: việc gì? Vì việc gì?

25- Vân tuyền 雲泉: phiếm chỉ cảnh đẹp.

26- Vân tuyền ước 雲泉約: hẹn uớc với cảnh đẹp, có ý quy ẩn sơn lâm.

27- Quy khứ lai 歸去來: về ngay, về gấp.

28- Trọng Tuyên 仲宣: tên tự của Vương Xán 王粲 đời Tam quốc. Ông đã từng làm bài phú” Đăng lâu phú 登樓賦” tỏ ý về quê quy ẩn. Về sau ông được Tào Tháo 曹操 trọng dụng.

29- Tùng quân nhạc從軍樂: tức là bài Tùng quân hành從軍行 của Vương Xán王粲, nói lên nỗi khổ sở và lòng nhớ nhà của người đi chiến tranh.


Dịch Nghĩa
Mưa chiều vừa dứt,
Dòng sông dài tịch mịch yên tĩnh, thuyền viễn hành (hoặc là viễn chinh) ban đêm đậu tại bến.
Lên hòn đảo nhỏ, làn sương khói mỏng bao phủ lớp rau đắng.
Gió vi vút thổi qua những cây lau.
Một số ngư nhân ngồi thuyền nhỏ,
(Thuyền nhỏ) Có đèn sáng, chở đầy, quay về thôn xóm.
Làm cho tôi nghĩ đến đường về,
(và) Thương cảm (cuộc đời) nay đây mai đó.

Sông Đồng Giang đẹp,
Sương khói giăng giăng.
Sóng như nhiễm (nhiễm sương khói hay nhiễm mầu trời),
Núi nhọn như lấy dao vót.
Vòng quanh bến Nghiêm Lăng,
Cò bay cá nhẩy.
Chức quan nhỏ (tác giả tự khiêm) đi phiêu du không thành sự việc gì,
Từ trước đến nay (bình sinh) vẫn có nguyện ước về quy ẩn.
Về ngay đi, ngâm (bài phú muốn quy ẩn) của Trọng Tuyên.
(Và) bài thơ Tùng quân hành (chán ghét việc chiến tranh).


Phỏng Dịch

1 Mãn Giang Hồng – Du Ngoạn Ước

 

Mưa tối đầu thu,

Sông dài tĩnh, thuyền xa đêm bạc.

Đến đảo nhỏ, khói hoang thưa nhạt,

Gió lau xào xạc.

Thuyền ngắn ngư dân dăm chú bác,

Đèn lửa chở tận về thôn lạc.

Khiến lòng tôi, lúc ấy muốn về quê,

Buồn phiêu bạt.

 

Dòng sông đẹp,

Dầy khói đặc.

Mầu nhiễm sóng,   

Sơn như vót.

Vây quanh Nghiêm Lăng bến,

Cò bay cá vượt.

Quan nhỏ lang thang không kết việc,

Đời mình vốn có phiêu du ước.

Về đi thôi, Một khúc Trọng Tuyên ngâm,

Tùng quân nhạc.

 

2 Du Ngoạn Ước


Mưa thu chiều xuống trên sông vắng,
Buồm đậu thuyền neo nghỉ viễn hành.
Rau đắng đảo xa sương khói phủ,
Hàng lau vi vút gió đêm thanh.

Dăm gã ngư nhân thuyền cỏn con,
Ánh đèn lấp loé về cô thôn.
Chạnh lòng lữ khách buồn phiêu bạc,
Tưởng nhớ ngày về với nước non.

Núi nhọn khói dầy gợn sóng lam,
Cò bay cá nhẩy bến giang tầm.
Tiểu quan du ngoạn không thành việc,
Dấn bước sông hồ thỏa ý tâm.  

Uớc nguyện từ lâu ngắm cảnh trời,
Từ quan quy ẩn về ngay thôi.
Ngâm nga trí sĩ vần thơ phú,
Hát khúc tùng quân khốn khổ đời.


HHD 9-2019

Bản Dịch của Lộc Bắc

Mãn Giang Hồng - Liễu Vĩnh

1-     

Vừa dứt mưa chiều

Sông dài tịch mịch, thuyền đêm cập

Lên đảo con, sương mờ rau nhẹ

Gió lau lay lắt

Vài kẻ giăng câu chèo thuyền nhỏ

Chở đầy, đèn đóm quê nhà gấp

Khiến cho ta, suy nghĩ đến đường về

Thương phiêu bạt

 

Sông Đồng đẹp

Khói giăng nhạt

Sóng bị nhiễm

Núi như vót

Vòng quanh Nghiêm lăng bến

Cò bay, cá vọt

Quan nhỏ phiêu du không nên việc

Trước nay quy ẩn hằng mong ước

Về đi thôi, ngâm một khúc Trọng tuyên

Tòng quân nhạc         

2-               

Mưa chiều vừa dứt cơn xong

Sông dài tịch mịch, thuyền không đêm sầu

Lên đảo nhỏ, sương phủ rau

Trong hơi lay lắt gió lau xạc xào

 

Thuyền con vài kẻ giăng câu

Đèn chài thắp sáng chèo mau thuyền đầy

Quê nhà chợt nghĩ về ngay

Thương thân phiêu bạt tháng ngày ruổi rong

 

Sông Đồng đẹp, khói nhạt giăng

Sóng hòa sắc ráng, núi chông vót triền

Vòng quanh bến bãi lăng Nghiêm

Cò bay, cá nhảy một miền lạ tênh

 

Phiêu du quan nhỏ không thành

Ước mong quy ẩn, công danh thôi màng

Về thôi một khúc ngâm vang

Tòng quân hành khúc bẽ bàng đành quên!

LB

Mai20





0 comments:

Post a Comment