Tuesday, July 10, 2018

褚生 Chử Sinh - Liêu Trai Chí Dị


聊齋志異撰者蒲松齡
             
Liêu Trai Chí Dị, soạn giả: Bồ Tùng Linh

Chử Sinh (Việt Văn), Dịch giả Hoàng Hồ
Lời dịch giả: Cộng nghiệp là một nhóm người có chung một nghiệp chướng như cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em trong một gia đình sẽ có chung những cộng nghiệp. Những sĩ tử thi đỗ tiến sĩ, được làm quan thì cha mẹ cũng được nhà vua phong tặng quan tước. Nếu cha mẹ còn sống thì gọi là “phong”. Nếu cha mẹ đã khuất núi thì gọi là “tặng”. Trong truyện này ông thân phụ của Trần sinh bị nói là có cốt cách của người keo kiệt, không đủ phúc đức để được nhận quan tước do nhà vua “tặng”. Do đó người con là Trần sinh không thể đỗ tiến sĩ. Đó là điều mà nhân gian thường nói là “phúc đức của gia đình” vậy!
Hoàng Hồ 2018

Ông cử nhân họ Trần ở phủ Thuận Thiên, lúc mười sáu, mười bẩy tuổi thường theo học thầy dậy tư ở chùa. Học trò bạn học rất đông. Trong đó có Chử sinh, tự nói là người Sơn Đông, học hành khảo cứu rất chăm chỉ, không mấy khi nghỉ học. Ngoài ra Chử sinh còn ký túc trong chùa, chưa từng thấy về quê. Trần rất thân với Chử nên hỏi han nguyên cớ. Chử đáp rằng:
          "Tôi nhà nghèo, kiếm tiền học phí không dễ, nên không thể không tiếc thời gian. Học thêm đến nửa đêm thì 2 ngày của tôi bằng 3 ngày của người khác."
          Trần nghe nói cảm động. Muốn đem giường đến ngủ chung. Chử cản lại nói:
          "Khoan đã, Tôi xem sức học của ông thầy ở đây không xứng là thầy của chúng ta. Ở cửa thành có Lữ tiên sinh, tuổi tuy cao nhưng có thể làm thầy được. Xin mời anh cùng tôi dọn sang đó học."
          Đa số các thầy dạy học ở kinh đô thường tính tiền học hàng tháng. Hết tháng thì học phí hết, tùy học trò muốn ở hay đi. Như vậy 2 người cùng đến với ông Lữ. Ông Lữ là vị túc nho ở đất Việt, đang gặp cảnh cùng khốn thất ý không về quê được nên dậy trẻ con học, chứ thực ra không phải chí hướng của ông. Được 2 học sinh đến ông rất mừng. Chử sinh lại rất thông minh, đọc qua một lần là hiểu ngay, được ông Lữ rất quý trọng.
          Chử và Trần rất thân thiết và có cảm tình tốt với nhau. Hai người ngồi chung ghế đọc sách, tối ngủ chung giường. Đến cuối tháng, Chử bỗng xin nghỉ đi về, mười mấy ngày không quay lại. Mọi người đều lấy làm nghi hoặc.
           Một hôm, Trần có việc đến Thiên Ninh tự, gặp Chử ở hành lang. Chử đang chặt cỏ khoảnh, tẩm lưu hoàng để làm dụng cụ dẫn hỏa. Thấy Trần, Chử bối rối không yên. Trần hỏi:
          "Sao anh bất chợt bỏ học?"
Chử cầm tay Trần mời đứng cách xa người khác, buồn rầu nói:
          "Nghèo không có tiền trả tiền học cho thầy, nên nửa tháng bán hàng mới có thể học 1 tháng."
Trần cảm động hồi lâu, nói:
          "Nhưng anh hãy cứ đi học, tôi sẽ hết sức lo liệu."
Bèn sai người nhà thu dọn đồ nghề của Chử, cùng nhau đi về trường học. Chử dặn Trần không được tiết lộ điền này mà kiếm cớ khác để nói với thầy.
          Bố của Trần vốn mở cửa hàng buôn bán, tích lũy của cải nên giầu có. Trần sinh trộm tiền của bố, thay Chử đóng tiền học cho thầy. Ông bố vì mất tiền nên trách cứ Trần. Trần nói thật cho bố biết. Bố Trần cho là Trần si ngốc nên bắt thôi học. Chử xấu hổ quá, từ biệt thầy muốn đi. Lữ biết chuyện trách rằng:
          "Anh đã nghèo, tại sao không nói sớm?"
Rồi đem hết tiền trả lại cho bố của Trần, giữ Chử ở lại học hành như cũ, cho cùng ăn cơm, coi như con vậy.
          Trần tuy không đến trường, vẫn mời Chử đến nhà hàng uống rượu. Chử vốn né tránh không đến. Trần thường thường rơi nước mắt mời rất kiên quyết. Chử không nỡ tuyệt giao đành qua lại như xưa.
          Qua 2 năm, bố Trần qua đời. Trần lại đến xin học. Lữ cảm tấm lòng thành nên cho học lại nhưng vì bỏ học đã lâu nên sức học kém Chử rất xa.  
          Được nửa năm, con trai lớn của Lữ từ Việt (vùng Bách Việt xưa) đến, khất thực tìm cha. Đám học trò quyên tiền giúp thầy hành trang lộ phí. Chử chỉ còn biết rơi nước mắt lưu luyến mà thôi. Trước khi đi, Lữ dặn Trần coi Chử như thầy. Trần tuân theo, mời Chử đến ở chung nhà.
          Không bao lâu, Trần được vào học trường huyện rồi lại lấy tư cách mình đã đỗ khóa thi "Di tài" để đi thi hương*. Trần lo không làm hết nổi các bài văn chương. Chử xin đi thay. Đến ngày thi, Chử dắt về 1 người nói là ông anh họ tên Lưu Thiên Nhược, dặn Trần tạm thời hãy đi theo anh ta.
          (*Những người muốn được vào trường huyện học hành thì phải trúng tuyển khóa thi gọi là “di tài thí” và sau đó được quyền đi thi hương.)
          Trần vừa ra cửa thì Chử bất ngờ từ sau lấn tới làm Trần sinh muốn ngã nhào. Lưu vội vàng đỡ Trần rồi 2 người cùng đi. Sau khi du lãm ngắm cảnh, Lưu đưa Trần về nhà mình. Trong nhà không có phụ nữ nên khách được ở trong nội thất. Được ít ngày, bỗng tới tiết trung thu. Lưu nói:
          "Hôm nay trong Lý Hoàng Thân viên* người đi chơi rất đông, ta hãy đến xem cho đỡ buồn, thuận tiện đưa anh ra về."

(*Lý hoàng thân viên 李皇親園: còn gọi là Thanh Hoa Viên 清華園, nguyên của Võ Thanh Hầu Lý Vĩ武清侯李偉thời nhà Minh. Đây là 1 khu viên lâm rất to rộng thanh nhã, ở phía nam thành Bắc Kinh, khác với Thanh Hoa Viên của vua quan nhà Thanh xây dựng sau này cũng ở vùng phụ cận. Hiện nay trường đại học Thanh Hoa của Hoa lục tọa lập tại đây.)

          Lưu sai tiểu đồng khênh dụng cụ đun trà, bình chén uống rượu cùng đi. Chỉ thấy trong các lâu đài xây trên nước, trong nhà Mai đình, kiến trúc hình hoa mai, tiếng người ồn ào hỗn tạp không vào được. Đi qua cái đập nước thì thấy dưới cây liễu già có 1 con thuyền hoa ở đó. Mọi người dắt nhau lên thuyền. Sau vài tuần rượu, cảm thấy cô tịch, Lưu bảo tiểu đồng:
          " Mai hoa quán gần đây có ca nữ mới, không biết có nhà chăng?"
Tiểu đồng đi không bao lâu, cùng ca nữ về đến, thì ra là Lý Át Vân ở kỹ viện. Cô ta là 1 ca nữ nổi danh ở kinh thành, làm thơ giỏi, hát hay. Trần đã từng cùng bạn bè uống rượu tại nhà cô ta, nên quen biết. Gặp nhau, 2 người nói vài câu hàn huyên. Lý có vẻ buồn buồn ưu sầu. Lưu bảo hát, Lý bèn hát bài "Hao lý khúc". Trần không vừa lòng, nói:
          "Chúng tôi chủ khách chắc không làm khanh vừa ý, sao lại đối người sống hát bài hát tiễn người chết?"
Lý đứng dậy xin lỗi rồi gượng tươi cười hát bài hát vui. Trần mừng rỡ, cầm tay Lý nói:
          "Bài "hoán khê sa" của khanh ngày trước, tôi đã đọc nhiều lần, nay lại quên hết."
Lý bèn ngâm rằng:

"Lệ nhãn doanh doanh đối kính đài,
Khai liêm hốt kiến tiểu cô* lai,
Đê đầu chuyển trắc khán cung hài.
           
Cưỡng giải lục nga** khai tiếu diện,
Tần tương hồng tụ thức hương tai***,
Tiểu tâm do khủng bị nhân sai."

*Tiểu cô: em gái của chồng mình.
**Lục nga: chân mày của phụ nữ khi trang điểm dùng phẩm xanh tô cho đậm thêm.
***Hương tai: tai = má; mặt phụ nữ thường bôi phấn thơm nên gọi là hương tai.

Dịch Nghĩa
Bài từ theo điệu hoán khê sa
Nước mắt long lanh đứng trước đài gương,
Mở rèm cửa bỗng thấy cô em chồng đến.
Cúi đầu chuyển mắt nhìn hài cong,

Cố nở chân mày xanh, mặt tươi cười.
Mấy lần tay áo hồng lau má thơm (lau nước mắt trên má phấn),
Cẩn thận không bị người khác đoán được (là mình đang khóc).

Dịch Thơ: Hoán Khê Sa

Nước mắt long lanh trước giá gương,
Mở rèm bỗng thấy tiểu cô nương,
Cúi đầu nhìn mũi hài buồn vương.

Cố gượng mày ngài tươi nét mặt,
Mấy lần giọt lệ thấm khăn hường,
Không cho người đoán nỗi bi thương.

HH 2018


HOÁN KHÊ SA

Ngấn lệ long lanh trước kính trong
Vén rèm chợt thấy bóng em chồng
Cúi đầu chuyển mắt ngó hài cong

Cố nhướng mày xanh tươi nét mặt
Đôi lần má chậm áo tay hồng
Khỏi ai đoán được nỗi đau lòng
Lộc Bắc jul2018

Trần nhẩm đi nhẩm lại nhiều lần.
Chẳng bao lâu thuyền đậu vào bờ. Mọi người lên bộ đi qua 1 cái hành lang dài. Thấy trên vách hành lang có nhiều bài thơ đề vịnh, Trần bảo người nhà đưa bút và viết bài từ lên đó.
          Ngày đã về chiều, Lưu nói:
          "Người ở trong trường thi sắp ra rồi."
Bèn đưa Trần về. Vừa vào cửa, Lưu liền từ biệt quay đi.
Trần thấy trong nhà tối tăm không người. Khoảnh khắc Chử cũng vào cửa. Trần nhìn kỹ thì lại không phải là Chử sinh. Đang lúc ngờ vực thì người đó bỗng đến gần rồi ngã xuống. Gia nhân vội kêu lên:
          "Công tử mệt rồi!"
Cùng nhau đỡ dậy. Trần mới biết người ngã không phải là Chử mà là chính mình. Trần đứng lên rồi, hoảng hốt như nằm trong mộng nhìn thấy Chử sinh đứng bên cạnh. Trần đuổi gia nhân đi rồi truy vấn Chử về việc này. Chử sinh nói:
          "Nói cho anh biết nhưng đừng sợ: Kỳ thực tôi là 1 con ma, đáng lẽ đi đầu thai chuyển kiếp từ lâu rồi. Sở dĩ luẩn quẩn ở chỗ này chỉ vì không quên được tình hữu nghị của anh. Cho nên tôi nhập vào thân anh, thay anh làm văn. Hiện tam trường khảo thí đã kết thúc, ước nguyện của tôi cũng xong."
Trần lại nhờ thi hội giúp. Chử nói:
          "Thế đại của cha anh phúc bạc, cốt cách keo kiệt, không đủ phúc đức để được nhà vua phong tặng."
Trần hỏi:
          "Anh định đi về đâu?"
Chử nói:
          "Lữ tiên sinh và tôi có duyên phận làm cha con. Tôi vẫn mong mỏi không quên. Anh họ tôi giữ sổ bộ ở âm ty. Tôi nhờ anh nói hộ với Diêm vương, hoặc giả có hy vọng."
Rồi từ biệt ra đi.
          Trần sinh lấy làm lạ. Ngày hôm sau Trần đi tìm Lý Át Vân, định hỏi về việc hát trên thuyền thì được biết Lý đã chết mấy ngày trước đó rồi. Trần lại đến Lý Hoàng Thân viên, thấy câu thơ đề trên vách vẫn còn nhưng nét mực mờ mờ phảng phất như bị chùi xóa. Trần mới ngộ ra rằng người đề thơ là hồn và người làm thơ là ma.
          Đến tối, Chử vui mừng đến nói:
          " Việc mưu định của tôi may mắn đã xong, xin kính từ biệt anh."
Rồi đưa 2 bàn tay ra nhờ viết lên 2 chữ Chử để ghi nhớ. Trần định làm cơm rượu tiễn. Chử lắc đầu nói:
          "Đừng nên, anh như không quên tình xưa tốt đẹp giữa chúng ta thì sau khi có bảng kết quả thi hương, không ngại đường xá xa xôi gian hiểm hãy đến Chiết giang thăm tôi."
Trần sinh rơi lệ đưa tiễn, thấy 1 người chờ ngoài cửa. Chử sinh còn đang lưu luyến thì bị người này lấy tay đè lên đỉnh đầu làm người Chử sinh dẹp lại. Người này ném Chử sinh vào túi, vác lên vai rồi đi.
          Qua ít ngày, Trần sinh quả thi đỗ, do đó sửa soạn hành trang đi Chiết Giang. Vợ ông Lữ đã ngoài ngũ tuần, không sinh sản mười mấy năm, nay bỗng sinh con trai. Hai tay đứa bé nắm chặt không mở. Khi Trần sinh đến, Lữ mời vào. Trần nói 2 tay đứa bé tất có chữ "Chử". Ông Lữ không mấy tin. Đứa bé thấy Trần sinh liền xoè mười ngón tay ra thì quả nhiên như Trần nói. Lữ kinh ngạc hỏi nguyên do. Trần nói hết cho Lữ biết chuyện. Mọi người đều vui vẻ cho là lạ. Trần biếu ông Lữ rất hậu rồi ra về.
          Về sau, ông Lữ lấy tư cách là "tuế cống"*vào kinh thi đình, trú tại nhà Trần sinh. Lúc ấy cậu bé con ông Lữ đã 13 tuổi và đã được vào học trường huyện.
          (*Cứ hàng năm hoặc 2, 3 năm một lần, các châu phủ huyện chọn những người giỏi đưa vào kinh học quốc tử giám gọi là tuế cống. Vua Thuận Trị nhà Thanh cho phép các vị tuế cống được đi thi đình mà không cần phải học quốc tử giám.)
         
Dị sử thị nói: (tác giả tự xưng lả Dị sử thị)
          "Ông Lữ dậy học trò mà không biết đã dậy chính con mình. Ấy! Làm điều thiện cho người mà nhận được điều lành cho mình, chỉ cách 1 khoảng ngắn ngủi vậy! Chử sinh chưa đem thân báo thầy, trước đã lấy hồn báo đáp bạn. Cái ý chí ấy, cái hành động ấy có thể quán xuyên nhật nguyệt. Há vì nó là ma mà lấy làm lạ sao!"
        
Nguyên văn và phiên âm

褚生 Chử Sinh
  順天1陳孝廉2,十六七歲時,嘗從塾師3讀於僧寺,徒
Thuận Thiên Trần hiếu liêm, thập lục thất tuế thời, thường tùng thục sư độc ư tăng tự, đồ
侶甚4繁。內有褚生,自言山東人,攻苦5講求6,略不
lữ thậm phồn. Nội hữu Chử sinh, tự ngôn Sơn Đông nhân, công khổ giảng cầu, lược bất
暇息;且寄宿齋中,未嘗一見其歸。陳與最善,因詰之。
hạ tức; thả ký túc trai trung, vị thường nhất kiến kỳ quy. Trần dữ tối thiện, nhân cật chi.
答曰:「僕家貧,辦束金7不易,即不能惜寸陰8,而加以夜
đáp viết: "bộc gia bần, biện thúc kim bất dị, tức bất năng tích thốn âm, nhi gia dĩ dạ
半,則我之二日,可當人三日。」
bán, tắc ngã chi nhị nhật, khả đương nhân tam nhật."
陳感其言,欲攜榻來與共寢。褚止之曰:「且勿,且勿!我視
Trần cảm kỳ ngôn, dục huề tháp lai cộng tẩm. Chử chỉ chi viết: "Thả vật, thả vật! Ngã thị
先生,學非吾師也。阜城門9有呂先生,年雖耄,可師,請
tiên sinh, học phi ngô sư dã. Phụ thành môn hữu Lữ tiên sinh, niên tuy mạo, khả sư, thỉnh
與俱遷之。」
dữ câu thiên chi."
蓋都中設帳者10多以月計,月終束金完,任其留
Cái đô trung thiết trướng giả đa dĩ nguyệt kế, nguyệt chung thúc kim hoàn, nhiệm kỳ lưu
止。於是兩生同詣呂。呂,越之宿儒11,落魄12不能歸,因
chỉ. Ư thị lưỡng sinh đồng nghệ Lữ. Lữ, Việt chi túc nho, lạc phách bất năng quy, nhân
授童蒙13,實非其志也。得兩生甚喜;而褚又甚惠,過
thụ đồng mông, thực phi kỳ chí dã. Đắc lưỡng sinh thậm hỷ; Nhi Chử hựu thậm tuệ, quá
目輒了,故尤器重之。兩人情好款密14,晝同几,夜   
mục triếp liễu, cố vưu thậm trọng chi. Lưỡng nhân tình hảo khoản mật, trú đồng kỷ, dạ
亦同榻。月既終,褚忽假  歸,十餘日不復至。共疑
diệc đồng tháp. Nguyệt ký chung, Chử hốt giá quy, thập dư nhật bất phục chí. Cộng nghi
之。  一日,陳以故至天寧寺15,遇褚廊下,劈檾淬硫16,作
chi. Nhất nhật, Trần dĩ cố chí Thiên Ninh tự, ngộ Chử lang hạ, phách khoảnh thối lưu, tác 
火具焉。見陳,忸怩不安。陳問:「何遽17廢讀?」褚握手
hỏa cụ yên. Kiến Trần, nữu ni bất an. Trần vấn: "Hà cự phế độc?" Chử ác thủ thỉnh gián,
請間18,戚然曰:「貧無以遺19先生,必半月販20,始能一
thích nhiên viết: "Bần vô dĩ di tiên sinh, tất bán nguyệt phán, thủy năng nhất
  讀。」陳感慨良久,曰:「但往讀,自合21極力。」命從
nguyệt độc."Trần cảm khái lương cửu, viết: "Đản vãng độc, tự hợp cực lực." Mệnh tùng
人收其業,同歸塾。戒陳勿洩,但託故22以告先生。   
nhân thu kỳ nghiệp, đồng quy thục. Giới Trần vật tiết, đản thác cố dĩ cáo tiên sinh.
陳父固肆賈23,居物致富24,陳輒竊父金,代褚遺師。父以
Trần phụ cố tứ cổ, cư vật trí phú, Trần triếp thiết phụ kim, đại Chử di sư. Phụ dĩ
亡金責陳,陳實告之。父以為癡,遂使廢學。褚大慚,別師
vong kim trách Trần, Trần thực cáo chi. Phụ dĩ vi si, toại sử phế học. Chử đại tàm, biệt sư  
欲去. 呂知其故,讓之曰:「子既貧,胡不早告?」乃悉以金
dục khứ. Lữ tri kỳ cố, nhương chi viết: "Tử ký bần, hồ bất tảo cáo?" Nãi tất dĩ kim
25返陳父,止褚讀如故,與共饔飧26,若子焉。陳雖不入
phản Trần phụ, chỉ Chử độc như cố, dữ cộng ung tôn, nhược tử yên. Trần tuy bất nhập
館,每邀褚過酒家飲。褚固以避嫌不往;而陳要之彌
quán, mỗi yêu Chử quá tửu gia ẩm. Chử cố dĩ tịch hiềm bất vãng; Nhi Trần yêu chi di
27,往往泣下,褚不忍絕,遂與往來無間。   
kiên, vãng vãng khấp hạ, Chử bất nhẫn tuyệt, toại dữ vãng lai vô gián.
逾二年,陳父死,復求受業28。呂感其誠,納之;而廢學既
Du nhị niên, Trần phụ tử, phục cầu thọ nghiệp. Lữ cảm kỳ thành, nạp chi; Nhi phế học ký
久,較褚懸絕29矣。居半年,呂長子自越來,丐食尋父。
cửu, giảo Chử huyền tuyệt hỹ. Cư bán niên, Lữ trưởng tử tự Việt lai, cái thực tầm phụ.
門人輩斂金助裝,褚惟灑涕依戀而已。  
Môn nhân bối liễm kim trợ trang, Chử duy sái thế y luyến nhi dĩ.
呂臨別,囑陳師事褚。陳從之,館30褚於家。未幾,入邑
Lữ lâm biệt, chúc Trần sư sự Chử. Trần tùng chi, quán Chử ư gia. Vị kỷ, nhập ấp tường,
庠,以「遺才」應試31。陳慮不能終幅32,褚請代之。至
tường, dĩ "Di tài" ứng thí. Trần lự bất năng chung bức, Chử thỉnh đại chi. Chí
期,褚偕一人來,云是表兄劉天若,囑陳暫從去。
kỳ, Chử giai nhất nhân lai, vân thị biểu huynh Lưu Thiên Nhược, chúc Trần tạm tùng khứ.
陳方出,褚忽自後曳之,身欲踣,劉急挽之而去。覽
Trần phương xuất, Chử hốt tự hậu duệ chi, thân dục phấu, Lưu cấp vãn chi nhi khứ. Lãm
眺一過, 相攜宿於其家。家無婦女,即館客於內舍。居數
thiếu nhất quá, tương huề túc ư kỳ gia. Gia vô phụ nữ, tức quán khách ư nội xá. Cư số
日,忽已中秋。劉曰:「今日李皇親園中33,游人甚夥,
nhật, hốt dĩ trung thu. Lưu viết: "Kim nhật Lý Hoàng thân viên trung, du nhân thậm khỏa,
當往一豁積悶,相便送君歸。」
đương vãng nhất khoát tích muộn, tương tiện tống quân quy."
使人荷34茶鼎,35酒具而往。但見水肆梅亭36,喧啾37不得
Sử nhân hạ trà đỉnh, tửu cụ nhi vãng. Đản kiến thủy tứ mai đình, huyên thu bất đắc
入。過水關38,則老柳之下,橫一畫橈39,相將登舟。
nhập. Quá thủy quan, tắc lão liễu chi hạ, hoành nhất họa nhiêu, tương tương đăng châu.
酒數行,苦寂。劉顧僮曰:「梅花館近有新姬40,不知在家
Tửu số hành, khổ tịch. Lưu cố đồng viết: "Mai hoa quán cận hữu tân cơ, bất tri tại gia
否?」僮去少時,與姬俱至,蓋勾欄41李遏雲也。李,都中
phủ?’ Đồng khứ thiểu thời, dữ cơ câu chí, cái câu lan Lý Át Vân dã. Lý, đô trung
名妓,工詩善歌,陳曾與友人飲其家,故識之。相見,
danh kỹ, công thi thiện ca, Trần tằng dữ hữu nhân ẩm kỳ gia, cố thức chi. Tương kiến,  
略道溫涼。姬戚戚有憂容。劉命之歌,為歌「蒿里」42。陳
lược đạo ôn lương. Cơ thích thích hữu ưu dung. Lưu mệnh chi ca, vi ca "Hao lý". Trần
不悅,曰:「主客即不當卿意,何至對生人歌死曲?」  
bất duyệt, viết: "Chủ khách tức bất đương khanh ý, hà chí đối sinh nhân ca tử khúc?"
姬起謝,強顏歡笑,乃歌豔曲43。陳喜,捉腕曰:「卿
Cơ khởi tạ, cưỡng nhan hoan tiếu, nãi ca diễm khúc. Trần hỷ, tróc uyển viết: "Khanh
向日44『浣溪紗』45讀之數過,今並忘之。」姬吟曰:「淚
hướng nhật "hoãn khê sa" độc chi số quá, kim tịnh vong chi." Cơ ngâm viết: "Lệ  
眼盈盈對鏡臺,開簾忽見小姑46來,低頭轉側看
nhãn doanh doanh đối kính đài, khai liêm hốt kiến tiểu cô lai, đê đầu chuyển trắc khán
弓鞋47。強解綠蛾48開笑面,頻將袖拭香腮,小心猶
cung hài. Cưỡng giải lục nga khai tiếu diện, tần tương hồng tụ thức hương tai, tiểu tâm do
恐被人猜。」陳反覆數四49。已而泊舟,過長廊,見壁
khủng bị nhân sai.” Trần phản phúc số tứ. Dĩ nhi bạc thuyền, quá trường lang, kiến bích  
上題詠甚多,即命筆記詞其上。日已薄暮,劉曰:「闈50
thượng đề vịnh thậm đa, tức mệnh bút ký từ kỳ thượng. Nhật dĩ bạc mộ, Lưu viết: "Vi  
中人將出矣。」遂送陳歸。入門,即別去。
trung nhân tương xuất hỹ." Toại tống Trần quy. Nhập môn, tức biệt khứ.
陳見室暗無人,俄延間,褚已入門;細審之,卻非褚
Trần kiến thất ám vô nhân, nga diên gian, Chử dĩ nhập môn; Tế thẩm chi, khước phi Chử
生。方疑,客遽近身而仆。家人曰:「公子憊矣!」共
sinh. Phương nghi, khách cự cận thân nhi phó. Gia nhân viết: "Công tử bại hỹ!" Cộng
扶拽之。轉覺仆者非他,即己也。既起,見褚生在旁,惚
 phù duệ chi. Chuyển giác phó giả phi tha, tức kỷ dã. Ký khởi, kiến Chử sinh tại bàng, hốt
惚若夢。屏51人而研究之。
 hốt nhược mộng. Bính nhân nhi nghiên cứu chi.
褚曰:「告之勿驚:我實鬼也。久當投生,所以因循於此
Chử viết: "Cáo chi vật kinh: ngã thực quỷ dã. Cửu đương đầu sinh, sở dĩ nhân tuần ư thử
者,高誼所不能忘,故附君體,以代捉刀52;三場53畢,此
giả, cao nghị sở bất năng vong, cố phụ quân thể, dĩ đại tróc đao; Tam trường tất, thử
願了矣。」陳復求赴春闈54。曰:「君先世55福薄,慳吝56
nguyện liễu hỹ." Trần phục cầu phó xuân vi. Viết: "Quân tiên thế phúc bạc, kiên lận  
之骨,誥贈所不堪57也。」問:「將何適?」曰:「呂先生
chi cốt, cáo tặng sở bất kham dã." Vấn: "Tương hà thích?" Viết: "Lữ tiên sinh
與僕有父子之分,繫念常不能置58。表兄為冥司典簿59
dữ bộc hữu phụ tử chi phận, hệ niệm thường bất năng trí. Biểu huynh vi minh ty điển bộ,  
求白地府主者,或當有說。」遂別而去。
cầu bạch địa phủ chủ giả, hoặc đương hữu thuyết." Toại biệt nhi khứ.
陳異之。天明,訪李姬,將問以泛舟之事;則姬死數日
Trần dị chi. Thiên minh, phỏng Lý cơ, tương vấn dĩ phiếm châu chi sự; Tắc cơ tử số nhật
矣。又至皇親園,見題句猶存,而淡墨依稀,若將磨滅。
hỹ. Hựu chí hoàng thân viên, kiến đề cú do tồn, nhi đạm mặc y hy, nhược tương ma diệt.
始悟題者為魂60,作者為鬼61。至夕,褚喜而至,曰:「所
Thủy ngộ đề giả vi hồn, tác giả vi quỷ. Chí tịch Chữ hỷ nhi chí, viết: “Sở
謀幸成,敬與君別。」遂伸兩掌,命陳書褚字於
mưu hạnh thành, kính dữ quân biệt.” Toại thân lưỡng chưởng, mệnh Trần thư chử tự ư
上以誌之。陳將置酒為餞,搖首曰:「勿須。君如不忘舊
thượng dĩ chí chi. Trần tương trí tửu vi tiễn, dao thủ viết: “Vật tu. Quân như bất vong cựu
好,放榜後,勿憚62修阻63。」陳揮涕送之。
hảo, phóng bảng hậu, vật đạn tu trở.” Trần huy thế tống chi.
見一人伺候於門;褚方依依,其人以手按其頂,隨手而
Kiến nhất nhân tư hậu ư môn; Chử phương y y, kỳ nhân dĩ thủ án kỳ đỉnh, tùy thủ nhi
匾,掬入囊,負之而去。過數日,陳果捷64。於是治裝如
biển, cúc nhập nang, phụ chi nhi khứ. Quá số nhật, Trần quả tiệp. Ư thị trị trang như
越。呂妻斷育幾十年,五旬餘,忽生一子,兩手握固不可
Việt. Lữ thê đoạn dục kỷ thập niên, ngũ tuần dư, hốt sinh nhất tử, lưỡng thủ ác cố bất khả
開。陳至,請相見,便謂掌中當有文曰「褚」。呂不
khai. Trần chí, thỉnh tương kiến, tiện vị chưởng trung đương hữu văn viết: “Chử”. Lữ bất
深信。兒見陳,十指自開,視之果然。驚問其故,具告之。
thâm tín. Nhi kiến Trần, thập chỉ tự khai, thị chi quả nhiên. Kinh vấn kỳ cố, cụ cáo chi.
共相歡異。陳厚貽之,乃返。後呂以歲貢廷試65入都,舍於
Cộng tương hoan dị. Trần hậu di chi, nãi phản. Hậu Lữ dĩ tuế cống đình thí nhập đô, xá ư
66;則兒十三歲,入泮矣。
Trần tắc nhi thập tam tuế, nhập bạn hỹ.

  異史氏曰:「呂老教門人,而不知自教其子。嗚呼!作善
Dị sử thị viết: “Lữ lão giáo môn nhân, nhi bất tri tự giáo kỳ tử. Ô hô! Tác thiện ư nhân,
於人,而降祥於己,一間67也哉!褚生者,未以身報師,先
nhi giáng tường ư kỷ, nhất gián dã tai! Chử sinh giả, vị dĩ thân báo sư, tiên dĩ hồn báo
以魂報友,其志其行,可貫日月68,豈以其鬼故奇之與!」
hữu, kỳ chí kỳ hành, khả quán nhật nguyệt, khởi dĩ kỳ quỷ cố kỳ chi dữ!”

Chú Thích

1- Thuận Thiên 順天 = Thuận Thiên phủ顺天府: hiện nay thuộc địa khu Bắc Kinh, TH.
2- Hiếu Liêm 孝廉: có nghĩa là “Hiếu thuận thân truởng, liêm năng chính trực孝顺親長、廉能正直.” Từ thời Minh, Thanh triều, chữ hiếu Liêm chỉ người đỗ kỳ thi Hương tức là cử nhân.
3- Thục sư 塾師: thầy dậy học tư.
4- Đồ lữ 徒侣:học trò và bạn học.
5- Công khổ 攻苦:khắc khổ học tập.
6- Giảng cầu 講求dùi mài nghiên cứu.
7- Thúc kim 束金:học phí trả thầy giáo.
8- Tích thốn âm 惜寸tiếc thời gian, quý trọng thời gian.
9- Phụ thành môn 阜城 = phụ thành môn 阜成: tên một cửa thành ở Bắc kinh.
10- Cái : nguyên lai. Thiết trướng giả設帳者chỉ thầy dạy tư.
11- Túc nho 宿儒:người học uyên bác.
12- Lạc phách 落魄:cùng khốn thất ý.
13- Đồng mông童蒙:trẻ con mới đi học.
14- Khoản mật 款密: thân mật, thân thiết.
15- Thiên Ninh Tự 寺:tại phía nam thành Bắc Kinh.
16- Phách khoảnh thối lưu劈檾淬硫: Chặt cỏ khoảnh ra từng đoạn, bó thành từng bó, ở đầu bó tẩm lưu hoàng, dùng làm đuốc. Khoảnh = khoảnh ma檾麻: 1 thứ cỏ cứng có thể bện thành dây. Thối: tẩm cho dính vào.
17- Nữu ni 忸怩: mắc cỡ, bối rối. Cự : đột nhiên.
18- Thỉnh gián 请间:mời đứng tránh mọi người để nói chuyện riêng.
19- Di : biếu tặng.
20- Phán : buôn bán vặt.
21- Tự hợp 自合 = tự đương自當: tự lo liệu.
22- Thác cố 託故: mượn lý do (nào khác).
23- Tứ cổ người mở cửa hàng buôn bán.
24- Cư vật trí phú 居物致富: cất chứa tài vật thành giàu có. Cư = trữ : cất chứa.
25- Tất dĩ kim 悉以金: Đem tất cả tiền.
26- Cộng ung tôn共饔飧:cùng ăn. Ung: ăn sáng, tôn: ăn chiều.
27- Di kiên 彌堅: kiên quyết. Di = càng thêm. Kiên = kiên định.
28- Thọ nghiệp : theo thầy học tập.  
29- Huyền tuyệt 懸絕: sai biệt rất nhiều.
30- Quán : tiếp đãi cho ở.
31- Dĩ di tài ứng thí應試thông qua “di tài thí” để có tư cách đi thi hương. Triều Thanh cho các tỉnh tổ chức khoa thi “lục khoa khảo thí 錄科考” còn gọi là “di tài thí ”. Người trúng tuyển được vào học trường huyện, được gọi là “tú tài”. Danh sách những người trúng tuyển gọi là “di tài tạ才籍”. Người có tên trong “di tài tạ” được phép đi thi hương.  
32- Chung bức = chung thiên: chỉ đã hoàn thành bài văn theo luật bát cổ văn八股文.
33- Lý hoàng thân viên  李皇親園: còn gọi là Thanh Hoa Viên 清華, nguyên của Võ Thanh Hầu Lý Vĩ武清侯李偉thời nhà Minh. Đây là 1 khu viên lâm rất to rộng thanh nhã, ở phía nam thành Bắc Kinh, khác với Thanh Hoa Viên của vua quan nhà Thanh xây dựng sau này cũng ở vùng phụ cận. Hiện nay trường đại học Thanh Hoa của Hoa lục tọa lập tại đây.
34- Hạ : gánh = đảm担。
35- Trà đỉnh 茶鼎: dụng cụ để nấu trá.
36- Mai đình 梅亭: ngôi nhà ở trong Lý Hoàng Thân viên.
37- Huyên thu 喧啾:ồn ào.
38-Thủy quan 水關 = thủy sạp水闸: đập nước.
39- Nhất họa nhiêu 一畫橈: 1 chiếc thuyền hoa. Nhiêu = mái chèo, phiếm chỉ thuyền.
40- Cơ : cô gái làm nghề kỹ nữ.
41- Câu lan 勾欄: kỹ viện hoặc nơi trường sở biểu diễn nghệ thuật như hý viện.
42- Hao lý 蒿里:Bài hát cổ, hát trong tang lễ.
43- Diễm khúc 曲:ca khúc vui diễm lệ.
44- Hướng nhật 向日: từ trước.
45- Hoán khê sa 烷溪纱 = 浣溪纱: tên từ điệu.
46- Tiểu cô 小姑:em gái chồng.
47- Cung hài 弓鞋:hài của phụ nữ bó chân thời xưa.
48- Lục nga 绿蛾:chân mày phụ nữ, tô mầu lục cho đậm thêm.
49- Số tứ 四:ý nói nhiều lần.
50- Vi : trường sở nơi thi cử.
51- Bính nhân 屏人 = Bính thoái bộc nhân 屏退僕人: đuổi gia nhân đi.
52- Tróc đao 捉刀:thay người khác làm văn.
53- Tam trường thi hương gồm 3 kỳ gọi là tam trường.
54- Xuân vi thi hội.  Thi hương gọi là thu vi秋闈.
55- Tiên thế 先世: thế đại cha mẹ.
56- Kiên lận 慳吝: keo kiệt.
57- Cáo tặng sở bất kham dã誥贈所不堪也:ý nói không đủ phúc đức để được vua phong tước. Vua phong tặng chức tước cho bố mẹ các vị quan. Bố mẹ còn sống gọi là “phong ”, bố mẹ đã mất gọi là “tặng ".
58- Trí : vứt bỏ, bỏ đi.
59- Điền bộ 典簿:nắm giữ sổ sách.
60- Đề giả vi hồn 题者魂:người viết bài thơ trên vách là hồn của Trần đã lìa thân vì Chử sinh đã mượn xác để đi thi hộ.
61- Tác giả vi quỷ 作者鬼:tác giả bài thơ là hồn ma của Lý cơ đã chết mấy ngày trước.
62- Đạn sợ.  
63- Tu trở 修阻:đường xa xôi, gian nan.
64- Tiệp 捷:chỉ thi đỗ.
65- Tuế cống 歲貢: hàng năm hoặc 2, 3 năm một lần, các châu, phủ, huyện chọn những người học giỏi vào kinh học quốc tử giám. Các vị này đưọc gọi là tuế cống. Tuế cống đình thí 歲貢Vua Thuận Trị nhà Thanh cho phép các vị tuế cống được tham gia thi đình mà không phải học quốc tử giám.
66- Xá ư Trần 於陳trú tại nhà Trần hiếu liêm.
67- Nhất gián : khoảng cách rất nhỏ.  
68- Quán : xuyên thấu. Khả quán nhật nguyệt 日月:ý nói chí khí rất cao có thể xuyên qua nhật nguyệt


0 comments:

Post a Comment